Lỗi nhân xanh phổ biến ảnh hưởng đến hương vị cà phê

Để hưởng thức một tách cà phê thơm ngon, trước tiên các bạn nên biết những hương vị nào không nên có trong tách cà phê của bạn và do đâu mà cà phê bạn uống lại có cảm giác khó chịu. Từ trồng trọt đến pha chế là một quá trình rất dài và không hề dễ dàng để kiểm soát và loại bỏ lỗi trên quy trình sản suất để làm ra một ly cà phê chuẩn mực. Ở bài viết này, Fly Up Coffee Roastery muốn gửi đến quý khách hàng những thông tin cơ bản về những lỗi nặng nhất của cà phê nhân xanh ảnh hưởng đến hương vị của ly cà phê mà chắc hẳn quý khách đã nhiều lần nếm qua và cảm thấy không hề dễ chịu. 

1. Hạt đen bán phần và toàn phần (Full black & Partial Black beans)
  • Nhận dạng: hạt có màu nâu, đen
  • Nguyên nhân
    • Nhặt trái chín quá mức rụng ở mặt đất
    • Thiếu nước trong quá trình cây phát triển
    • Lên men quá mức trong quá trình sơ chế
    • Cà phê chưa chín tới 
  • Hương vị khó chịu: vị chua quá, đắng gắt, có mùi men, vị không sạch. 

2. Hạt chua bán phần và toàn phần (Full sour & Partial sour beans)
  • Nhận dạng: hạt có màu nâu
  •  Nguyên nhân
    • Ô nhiễm nguồn nước sơ chế
    • Bồn chứa bẩn trong quá trình sơ chế
    • Nhặt trái chín quá mức rụng ở mặt đất
    • Lên men quá mức do quá trình làm khô nhân xanh diễn ra chậm
    • Lưu trữ nhân xanh trong môi trường ẩm cao 
  • Hương vị khó chịu: Vị chua quá, đắng gắt, chát, có mùi rượu. 

3. Hạt bị côn trùng ăn (insect damage)

  • Nhận dạng: hạt bị đục lỗ, xanh xẩm
  • Hương vị khó chịu: Hôi, mốc, chua, cao su. 

4. Hạt chưa tách vỏ (Unhulled beans)

  • Nhận dạng: hạt vẫn còn nguyên vỏ hay chỉ tách vỏ một phần
  • Nguyên nhân là do máy tách võ cà phê hoạt động không tốt
  • Hương vị khó chịu: Đắng, chát

Tài Nguyên: 
  • Perfectdailygrind
  • Classicbeans
  • Coffeebeanroad 
#flyupcoffee #microcoffeeroastery #capherangxay

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thành phần hóa học của cà phê nhân xanh

Tại sao chúng ta rang cà phê